Hình ảnh chủ đề của kelvinjay. Được tạo bởi Blogger.

Slider

Video Gần Đây

Kinh Doanh

Tin Doanh Nghiệp

BĐS Khu Đông

BĐS Khu Nam

Phong Thủy

Khám Phá

Đất nền chững giao dịch, tiền đổ vào phân khúc nào?

Dòng tiền đổ mạnh vào phân khúc căn hộ khiến dự án căn hộ sở hữu vị trí đẹp của các chủ đầu tư uy tín tung ra gần đây đều chứng kiến mức tiêu thụ ấn tượng...

Theo số liệu từ HoREA, thị trường bất động sản Tp.HCM trong 5 tháng đầu năm 2018 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó là sự tăng tốc của phân khúc căn hộ.


Thị trường đất nền ảm đạm, căn hộ tăng trưởng ổn định


Theo HoREA, phân khúc đất nền trong 5 tháng đầu năm, chỉ có 29 dự án đủ điều kiện huy động vốn đưa ra thị trường, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số căn nhà được tung  ra thị trường chỉ gần 9.200 căn, giảm mạnh 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, cơn sốt ảo giá đất nền phân lô, tách thửa hợp pháp, kể cả phân lô đất nông nghiệp trái phép xảy ra tại một số quận ven và các huyện ngoại thành hiện đã được kiểm soát và hạ nhiệt.
Những khu vực như đường Nguyễn Duy Trinh, Lò Lu, Trường Lưu... ở quận 9, vào thời điểm "sốt" trước đây, nhân viên kinh doanh bất động sản và "cò" đất xuống đường dày đặc, nhưng nay đã dần thưa thớt và ảm đạm.
Ông Hồ Minh Hải - giám đốc công ty Hưng Phát Homes kinh doanh bất động sản có nhiều năm kinh nghiệm tại khu vực này cho biết, bắt đầu từ tháng 5, giao dịch tại thị trường này sụt giảm và có dấu hiệu chững lại, các nhà đầu tư cũng ra hàng khó khăn hơn. Hiện sàn của anh Linh hầu như không phát sinh giao dịch mới nào, chủ yếu tập trung vào rao bán các nền mà khách cũ ký gửi lại.
Ông Hải cũng cho biết thêm, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bán lỗ để rút khỏi thị trường đất nền, đổ tiền vào những kênh đầu tư khác năng động hơn.
Sự ảm đạm của thị trường địa ốc được thể hiện rõ nhất tại các phòng công chứng. Vào thời điểm sau Tết, các phòng công chứng tại các quận 9, Thủ Đức, Củ Chi… luôn đông nghẹt người đến làm thủ tục sang nhượng nhà đất. Trái ngược với không khí tấp nập những ngày sau Tết, giờ đây các phòng công chứng cực kì vắng khách.
Qua khảo sát sơ bộ, còn xót lại số ít nhà đầu tư không bị áp lực từ việc xoay vòng vốn ráng cầm cự, chấp nhận ôm đất nền dài hạn chờ đến khi thị trường khả quan hơn.
Một trong những loại bất động sản ít rủi ro nhất sẽ trở thành mục tiêu hấp dẫn giới đầu tư trong vòng 6-12 tháng tới là căn hộ, chung cư giá vừa phải, hiện rất hút dòng vốn trên dưới 1,5 tỷ đồng một căn.
sun avenue
Căn hộ Sun Avenue mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ sắp sửa bàn giao nhà.
Đây là loại bất động sản tiêu dùng miễn nhiễm với suy thoái do đặc tính dễ mua, dễ bán hoặc cho thuê vì giá cả khá mềm.
Lượng cầu khá lớn nên thị phần này phát triển bền vững, ít biến động. Mặt khác bên cạnh mức lợi tức cho thuê thu về hàng năm thì dòng căn hộ này còn có mức tăng giá khá cao từ 10% - 15% mỗi năm.
Cụ thể, theo báo cáo khảo sát mặt bằng giá căn hộ tại Tp.HCM, không bao gồm khu vực trung tâm trong 12 tháng qua của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết, những dự án căn hộ các trục đô thị phía Đông, Nam và Tây đều có xu hướng tăng giá. Bình quân giá căn hộ ở khu Đông Sài Gòn, gồm các quận 2, 9, Thủ Đức và một phần quận Bình Thạnh ghi nhận giá bình quân 1.697,49 USD mỗi m2, tăng 9,25% so với năm trước.
Khu vực phía Tây Sài Gòn, cụ thể là các quận 6, 8, 11, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình vốn là thánh địa của dòng căn hộ giá rẻ nay cũng ghi nhận giá bình quân căn hộ ở 1.202,42 USD mỗi m2. Mức giá này đã tăng 13,37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng phía Nam thành phố, gồm các địa bàn quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh, giá căn hộ bình quân đang giữ mốc 1.560,77 USD mỗi m2, tăng gần 3% so với 3 tháng trước.
Dòng tiền đổ mạnh vào phân khúc căn hộ khiến dự án căn hộ sở hữu vị trí đẹp của các chủ đầu tư uy tín tung ra gần đây đều chứng kiến mức tiêu thụ ấn tượng.
Tại khu Đông dự án The Sun Avenue ghi nhận mức giao dịch hơn 1.000 căn sau 1 tháng mở bán và hiện nay đã chuẩn bị bàn giao nhà, phân khúc cho thuê lại rục rịch tăng vì dự án có vị trí quá thuận lợi để làm văn phòng, qua quận 1 chỉ mất 5 phút chạy xe vì dự án nằm ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ.
Được biết chủ đầu tư dự án đã chi cả trăm tỷ để phát triển đồng bộ các tiện ích hiện đại cung cấp các liệu pháp toàn diện làm đẹp, bảo vệ sức khoẻ, thanh lọc cơ thể và phục hồi năng lượng như: Trang bị sơn nano kháng khuẩn, phòng xông hơi nano hồng ngoại, máy lọc nước ion uống được tại vòi cho tất cả căn hộ.
Ngoài ra, dự án còn đầu tư mạnh vào hệ thống hồ bơi khoáng nóng Onsen, vườn nhiệt đới và suối nước trong nhà, hệ thống aqua gym, spa và hệ thống nhà hàng Detox để đảm bảo không gian sống khoẻ mạnh cho cư dân..
Theo chủ đầu tư, mảng xanh tại dự án phân bổ theo cả phương ngang lẫn phương đứng, như một lá khiên phòng vệ cho cư dân khỏi các yếu tố gây khói bụi, ô nhiễm, giúp hấp thu khí CO2 trong nội khu và tạo khí oxy.
Bên cạnh đó, tình trạng tăng giá mạnh cũng xảy ra với hàng loạt các dự án "bom tấn" tại khu Đông như: Gem Riverside (Đất Xanh Group), Palm City (Keppel land Singapore)…
Ngay cả tại thị trường tỉnh như Biên Hoà, dự án căn hộ cao cấp chăm sóc sức khoẻ Topaz Twins của công ty Berjaya D2D cũng ghi nhận mức đăng ký chọn mua 95% tháp A ngay đợt đầu công bố. Chỉ trong vòng 1-2 tháng mở bán, mỗi dự án này đã tiêu thụ cả nghìn căn hộ và chứng kiến mức tăng giá mạnh từ 5-10%.
(Theo VnEconomy) 

Dự án có vốn FDI đổ bộ TP Hồ Chí Minh

Thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đang ghi nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào ngày càng nhiều. Dòng vốn này không chỉ bổ sung nguồn lực phát triển cho thành phố mà còn đem tới kinh nghiệm, đa dạng về phân khúc, đưa thị trường Việt Nam phát triển bền vững hơn và đến gần hơn với các nước trong khu vực.
Nghiên cứu của Công ty tư vấn bất động sản JLL Việt Nam cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý đến các dự án bất động sản trên thị trường Việt Nam từ năm 2014. Trong đó nổi bật nhất vẫn là các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam, phân tích hoạt động của các nhà đầu tư Âu Mỹ có vẻ "khiêm tốn" hơn các nhà đầu tư châu Á do khác biệt văn hóa, xa về địa lý, vấn đề pháp lý sở tại. Tuy nhiên, dù không tham gia đầu tư vào xây dựng dự án, nhưng họ lại tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến bất động sản như quản lý vận hành văn phòng, resort, khách sạn, căn hộ dịch vụ, nghiên cứu thị trường.
Theo các chuyên gia, thị trường Việt Nam được chú ý bởi sức hấp dẫn từ dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phân khúc văn phòng và gần đây bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bất động sản nhà ở.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước thu hút được 20,33 tỉ USD vốn FDI, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút 5,54 tỉ USD, chiếm 27,2% và đứng thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút lượng vốn FDI lớn nhất của cả nước.
Những người trong ngành cho rằng, dòng vốn ngoại thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập phát triển các dự án bất động sản đang có những chuyển biến tích cực, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt đô thị.
Dự án Empire City

Empire City tọa lạc tại một vị trí đắc địa ven sông với diện tích 14,6 ha tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trung tâm mới của TP.HCM. Dự án được quy hoạch bao gồm 3.000 căn hộ cao cấp, văn phòng, khu bán lẻ và tòa tháp phức hợp cao 86 tầng. Dự án tọa lạc tại Khu chức năng số 2B của Khu đô thị Thủ Thiêm do Công ty TNHH Empire City làm chủ đầu tư.
Đây là một liên doanh gồm 2 đối tác trong nước và 1 quỹ đầu tư nước ngoài. Công ty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái là hai đối tác trong nước tham gia dự án với tỉ lệ sở hữu 50%, còn đối tác nước ngoài là Quỹ đầu tư bất động sản tư nhân Gaw Capital Partners có trụ sở tại HongKong sở hữu 50%.
Đến năm 2016, chủ đầu tư dự án này đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Keppel Land để cùng đầu tư xây dựng khu phức hợp này. Theo đó, Keppel Land sẽ tham gia dự án Empire City với tỉ lệ nắm giữ 40%, và là cổ đông lớn nhất trong liên doanh này. Còn lại, Trần Thái và Tiến Phước sở hữu 30%; Quỹ Gaw Capital Partners nắm giữ 30%. Được biết giao dịch này có giá trị gần 94 triệu USD.
Dự án Empire City được triển khai xây dựng từ năm 2016 và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo 4 giai đoạn phát triển.
Dự án Eco Smart City Thủ Thiêm

Một trong những dự án đáng chú ý tại Thủ Thiêm nữa là Eco Smart City. Dự án này do Tập đoàn Lotte Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Hiện công ty này đang chuẩn bị thủ tục để có thể khởi công xây dựng vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới.
Dự án có tổng diện tích 7,45ha, với tổng vốn đầu tư 20.100 tỉ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng). Nguồn vốn do nhà đầu tư thu xếp, thời gian xây dựng công trình dự kiến là 72 tháng và khai thác trong thời gian 50 năm.
Được biết, Tập đoàn Lotte đã nghiên cứu, tìm hiểu thông tin dự án dự án từ 7 năm trước, cùng thời điểm triển khai Lotte Center ở Hà Nội. Để được chọn là nhà đầu tư, vào tháng 8/2015, tập đoàn này đã chấp nhận ký quỹ và đóng khoảng 2.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Dự án Thủ Thiêm River Park
Cuối tháng 12/2017, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) và đối tác nước ngoài là Hongkong Land đã hợp tác phát triển dự án tổ hợp căn hộ cao cấp Thủ Thiêm River Park trên quỹ đất được giao, theo hình thức ổn định lâu dài và cho thuê trong 50 năm. Dự án có quy mô 3,5 ha, nằm ở vị trí giao lộ giữa cầu Thủ Thiêm hiện hữu với Đại lộ Vòng Cung (1 trong 4 tuyến đường chính theo quy hoạch của khu đô thị mới Thủ Thiêm).
Thủ Thiêm River Park sẽ có khoảng 965 căn, với các căn hộ cao cấp, biệt thự trên không, căn hộ sân vườn. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến khoảng 400 triệu USD (khoảng 9.000 tỉ đồng). Theo thông tin từ CII, dự kiến đến cuối tháng 9 này sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng dự án, và dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 12/2021.
Dự án Swanbay

China Fortune Land Development (CFLD), một tập đoàn chuyên về bất động sản của Trung Quốc, mới đây đã mua lại dự án Đại Phước Lotus rộng gần 200ha ở khu vực phía nam cù lao Ông Cồn, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, CFLD đã mua lại toàn bộ cổ phần trong dự án Đại Phước Lotus từ quỹ đầu tư VinaLand Limited và VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited - VOF (thuộc VinaCapital). Khoản tiền hai quỹ trên thu được từ giao dịch này lần lượt là 48,8 triệu USD (khoảng 1.100 tỉ đồng) và 16,5 triệu USD (370 tỉ đồng).
Sau khi mua lại dự án này, CFLD đã đổi tên thành Swanbay. Dự án gồm khu biệt thự, khu chung cư, trung tâm thương mại với các công trình lớn như cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf...
Theo Tri thức trẻ

Cận cảnh tòa nhà Landmark 81 cao nhất Việt Nam

Tòa nhà The Landmark 81 là công trình phức hợp có độ cao dự kiến là 461m với kết cấu 81 tầng, tổng diện tích sàn được xây dựng lên đến 141.000m2, bao gồm các không gian chức năng như: Căn hộ thương mại Oficetel; trung tâm mua sắm và các nhà hàng, khách sạn; căn hộ dịch vụ, tầng quan sát, bar...
Toà tháp được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park,quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Ảnh: Dương Minh Phúc.
Với chiều cao này, công trình trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam, vượt khoảng 100mso với tòa nhà cao thứ hai là Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Đình Long.
Đây là tòa nhà đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 10 tòa nhà chọc trời của thế giới,với trung tâm thương mại, khu vực khách sạn đến căn hộ. Ảnh: Hòa Nguyễn.
Công trình có tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018. 
Tòa tháp còn có hệ thống căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao, 6 sao và căn hộdịch vụ 6 sao với diện tích 400m2. Ảnh: Cherry Phạm.
Lấy cảm hứng là “bó tre” truyền thống, tòa nhà nằm yên bình bên bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Minh Hà.
Toà tháp Landmark 81 sánh đôi cùng toà tháp Bitexco - nhữngbiểu tượng của Sài Gòn. Ảnh: Hồ Trung Hiếu
Tòa nhà sở hữu hệ thống kính viễn vọng màn hình cảm ứng giúp người xem dễ dàng quan sát Sài Gòn sôi động buổi sáng và lung linh, tráng lệ về đêm. Ảnh: Lê Duy Thanh.
Một góc máy flycam độc đáo và vô cùng đẹp mắt về tòa tháp Landmark 81
Theo Zing